Trong bối cảnh, mọi người ngày càng quan tâm đến môi trường và sức khỏe, thịt nhân tạo nổi lên như một giải pháp tiềm năng để thay thế thịt động vật truyền thống. Được tạo ra thông qua các phương pháp sản xuất nhân tạo, thịt nhân tạo không chỉ mang lại lợi ích cho môi trường mà còn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về chế độ ăn lành mạnh. Vậy trong bài viết này Đoàn Anh sẽ giúp bạn có góc nhìn rõ ràng hơn về thịt nhân tạo và liệu thịt nhân tạo có thể thay thế thịt thật không?
1. Thịt nhân tạo là gì?
Thịt nhân tạo là những sản phẩm thay thế thịt thông thường, cung cấp protein cho cơ thể con người.
Có 2 loại thịt nhân tạo là thịt từ thực vật và thịt nuôi cấy từ tế bào động vật:
Thịt từ thực vật được sản xuất bằng cách chiết xuất protein từ các nguồn thực vật như đậu nành, lúa mì. Các chiết xuất protein này được gia nhiệt, đùn ép và làm lạnh để tạo thành kết cấu giống như thịt, cuối cùng được cho thêm các thành phần và phụ gia khác (ví dụ như thêm nước ép củ cải đỏ để bắt chước máu hoặc thêm dầu dừa, dầu hạt cải để sản phẩm có vị béo giống mỡ…).
Thịt nuôi cấy từ tế bào với quy trình sản xuất thịt là:
- Các nhà khoa học thu thập và nuôi cấy các tế bào từ động vật (gà, bò…) rồi đặt chúng trong một môi trường giàu dinh dưỡng trong ống nghiệm.
- Tế bào cơ sẽ phát triển và nhân đôi thành các sợi protein và mô mỡ giống như thịt thông thường.
Các chất dinh dưỡng không được tổng hợp bởi tế bào cơ như sắt, vitamin B12 sẽ được bổ sung trong môi trường nuôi cấy để tạo ra các sản phẩm có giá trị dinh dưỡng tương đương với thịt thông thường. Công ty khởi nghiệp Mosa Meat (Hà Lan) cho biết, về lý thuyết một mẫu tế bào bò có thể tạo ra tới 10.000 kg thịt nuôi cấy, với quy trình sản xuất cần ít đất hơn 99% và ít nước hơn 96% so với chăn nuôi truyền thống. Các tế bào nuôi cấy tăng gấp đôi số lượng sau mỗi 2 ngày, có nghĩa là thịt nuôi cấy có thể được sản xuất nhanh hơn nhiều so với thịt thông thường. Công ty Aleph Farms (Israel) công bố họ có thể sản xuất một mẻ bít tết nuôi cấy trong vòng ba tuần, thời gian ngắn hơn nhiều so với gần 2 năm để nuôi một con bò.
>> Xem thêm: Phụ gia làm giò chả từ thịt đông lạnh
2. Thịt nhân tạo thì có giá trị dinh dưỡng như thế nào?
Có nhiều nghiên cứu cho thấy hàm lượng dinh dưỡng trong thịt nhân tạo tương tự như thịt động vật thông thường:
- Đạm: Thịt nhân tạo chủ yếu là từ tế bào cơ, do đó chứa rất nhiều đạm. Hàm lượng protein trong thịt nhân tạo được ghi nhận tương đương hoặc cao hơn so với thịt bò thông thường.
- Chất béo: Mô mỡ nuôi cấy trong thịt nhân tạo cũng chứa nhiều chất béo bão hòa và LDL như mỡ động vật thông thường.
- Vitamin và khoáng chất: Do được thiết kế bằng cách sử dụng các kỹ thuật nuôi cấy tế bào nên hàm lượng vitamin và khoáng chất trong thịt nhân tạo có thể được điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng mong muốn.
Tuy nhiên, các nghiên cứu vẫn chủ yếu còn ở giai đoạn đầu và hàm lượng dinh dưỡng cụ thể trong từng loại thịt nhân tạo khác nhau tùy thuộc vào công thức sản xuất. Việc đánh giá đầy đủ hơn về hàm lượng dinh dưỡng cũng như chất lượng dinh dưỡng của thịt nhân tạo vẫn phải được thử nghiệm và đánh giá thêm.
3. Giá thành của thịt trên thị trường bao nhiêu?
Theo các chuyên gia, giá một kg thịt nhân tạo hiện từ 50 – 100 USD, tương đương hơn 1.000.000 – 2.000.000 đồng. Mức giá này cao gấp khoảng 3 – 5 lần so với thịt bò thông thường.
Nguyên nhân giá thành cao do nhiều yếu tố:
- Chi phí nghiên cứu và phát triển công nghệ nuôi cấy tế bào sản xuất thịt rất lớn.
- Các dụng cụ, trang thiết bị phục vụ nuôi cấy tế bào đắt đỏ.
- Quy mô sản xuất hiện tại còn nhỏ nên không tận dụng được hiệu quả kinh tế.
Dự kiến trong tương lai sau khi công nghệ này phát triển và được mở rộng quy mô, giá thành thịt nhân tạo sẽ giảm mạnh, cạnh tranh được với thịt truyền thống.
4. Liệu giải pháp thay thế thịt thật có khả thi?
Để có thể thâm nhập và phát triển thị trường, trở ngại đầu tiên mà thịt nhân tạo phải vượt qua là vấn đề ghi nhãn. Trong suốt năm 2019, rất nhiều cuộc tranh luận đã nảy sinh về những gì gọi là thịt nuôi cấy, với câu hỏi liệu nó có được tính là “thịt” hay không?
Từ năm 2020, các công ty thịt nuôi cấy sẽ phải bắt đầu quá trình phê duyệt theo quy định cho các sản phẩm của họ, và vì vậy các tranh luận về ghi nhãn sẽ càng được quan tâm.
Nếu ngành công nghiệp này bị cấm sử dụng thuật ngữ “thịt” và bị các cơ quan quản lý buộc phải sử dụng các thuật ngữ như “protein cơ bắp nhân tạo” hoặc “chất tương tự thịt trong phòng thí nghiệm“, thì chắc chắn nó sẽ làm cho người tiêu dùng khó chịu và e ngại khi sử dụng. Hơn thế, trước nay tâm lý của người tiêu dùng về thịt “được nuôi cấy” hoặc “nuôi cấy” cũng là một vấn đề. Người tiêu dùng vốn luôn hoài nghi về công nghệ sinh học, đặc biệt là trong thực phẩm.
Ngoài ra, ngành công nghiệp thịt nuôi cấy cũng phải đối mặt với một số thách thức không nhỏ trong việc giảm chi phí, tăng quy mô sản xuất để có thể đưa ra thị trường. Trong đó một vấn đề lớn là thiếu hệ sinh thái và nền công nghiệp hỗ trợ.
Vậy thịt nhân tạo có thể thay thế thịt thật trong tương lai không vẫn còn là một dấu “?” lớn. Nếu như có sự ủng hộ từ chính phủ, sự đầu tư của các doanh nghiệp lớn và sự tin tưởng của người tiêu dùng thì thịt nhân tạo có thể được đưa vào sử dụng và thay thế một phần cho thịt thật.
Trên đây là bài viết Đoàn Anh giúp cho bạn được tìm hiểu rõ hơn về loại thịt nhân tạo đang nhận được sự quan tâm của cả thế giới. Và biết được xu hướng của thế giới hiện tại như thế nào? Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp cho bạn có góc nhìn rõ ràng hơn về ngành công nghệ thịt nhân tạo.
Cập nhật mới: Giải pháp thay thế thịt tốt và an toàn nhất hiện nay
Với mong muốn đem đến nguồn protein an toàn từ thực vật cho người tiêu dùng. Đoàn Anh chúng tôi hướng đến sản phẩm “chay giả mặn” đến từ thực vật như đậu nành, khoai tây, lúa mì,… Từ những nguồn nguyên liệu đó, và kết hợp thêm một vài nguyên liệu, Đoàn Anh xin được giới thiệu đến quý độc giả sản phẩm bột chả chay từ chùng tôi, nổi bật là Bột chả chay 1007.
Với ưu điểm là nguồn dinh dưỡng dồi dào, giàu protein và khoáng chất, Bột chả chay có quy trình đơn giản, dễ thực hiện, phù hợp với cả người ăn chay và người ăn mặn. Bột chả chay làm được rất nhiều món chay khác nhau như: chả lụa chay, chả quế chay, xúc xích chay, chả đòn chay, ham chay, bò viên chay, tôm viên chay,… Các sản phẩm chay có cấu trúc gần tương tự với sản phẩm làm từ thịt thật nhưng hoàn toàn từ thực vật và thành phần dinh dưỡng cũng không kém cạnh.
Sản phẩm được sản xuất dưới hệ thống dây chuyền đạt tiêu chuẩn quốc tế: FDA , ISO 22000:2018 và đều tuân theo thông tư của Bộ Y tế.
Nhược điểm: yêu cầu đầu tư máy xay công suất khá mạnh, có biến tần. Không thể sử dụng máy xay nhỏ quy mô gia đình để làm, vì bột tạo kết dính mạnh gây kẹt lưỡi xáy xay nếu không đủ mạnh.
>> Xem thêm:
- Phụ gia làm chả cá | Tăng độ giòn dai, bảo quản và tạo màu vàng chiên nướng
- Phụ gia làm chả bò an toàn, chất lượng
- Phụ gia làm giò chả từ thịt đông lạnh
- Gia vị làm xúc xích công nghiệp chuẩn
- Địa chỉ cung cấp phụ gia làm giò chả uy tín
————————————–
LIÊN HỆ CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐOÀN ANH (Đoàn Anh FoodTech)
✳️ Địa chỉ trụ sở chính: 82 đường N11, Khu đô thị Đông Tăng Long, P. Trường Thạnh, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh
📞 Hotline: 0906.929.377
Xem thêm về Đoàn Anh trên các nền tảng online:
👉 Website: phugiaantoan.com
👉 Youtube: https://www.youtube.com/@Doananhfoodtech
👉 Tiktok: https://www.tiktok.com/@doananhfoodtech
Đoàn Anh hân hạnh được phục vụ quý khách hàng!