Bún xuất hiện từ bữa ăn sáng đến bữa tối, từ gia đình đến các hàng quán, từ những mâm cơm đơn giản đến nhà hàng sang trọng và được biến tấu trong hàng trăm món ăn khác nhau. Từ bún riêu, bún bò Huế, đến bún thịt nướng, bún tươi không chỉ làm phong phú thêm ẩm thực mà còn đáp ứng nhu cầu ăn uống đa dạng của người Việt. Ngoài cơm và mì thì bún tươi là một trong những thực phẩm được tiêu thụ với số lượng lớn hàng ngày.
Kinh doanh bún tươi mang lại tiềm năng lợi nhuận cao và đầu ra ổn định. Nguyên liệu để làm bún dễ tìm và có giá thành tốt, giúp doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát chi phí sản xuất. Với nhu cầu tiêu thụ lớn và đa dạng, việc sản xuất và kinh doanh bún tươi không chỉ đáp ứng thị trường mà còn mang lại nguồn thu nhập cao và phát triển bền vững cho các doanh nghiệp. Trong bài viết này, Đoàn Anh Foodtech sẽ cùng bạn khám phá chi tiết quy trình sản xuất bún tươi từ bột gạo, đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm.
I. Nguyên Liệu Và Chuẩn Bị
- Chọn Lựa Gạo Làm Bún
Nguyên liệu chính trong quy trình sản xuất bún tươi là bột gạo. Hạt gạo phải được lựa chọn kỹ lưỡng, không bị mốc, không có màu lạ và đảm bảo vệ sinh. Loại gạo cũ (từ 3 đến 6 tháng sau thu hoạch) được ưu tiên vì có hàm lượng amylose cao hơn so với gạo mới, có độ xốp và khô cao, giúp sợi bún không bị bết dính.
Để bún tươi có độ dai và trong nhất định, nên sử dụng các loại gạo có tính dẻo (hàm lượng amylopectin cao) như: Hàm Châu, Trâu Nằm, C10, 504, 524, Long Định,… Các loại gạo này có thể được phối trộn theo tỷ lệ khác nhau để tạo ra sản phẩm chất lượng nhất hoặc bổ sung thêm bột khoai tây trong quá trình sản xuất.
- Ngâm Gạo
Gạo sau khi được chọn sẽ được vo cho sạch tạp chất sau đó trải qua quá trình ngâm từ 14 đến 24 giờ để hút đủ lượng nước cần thiết làm mềm hạt tạo thuận lợi cho quá trình nghiền. Nước ngâm phải ngập toàn bộ bề mặt gạo nhưng không được quá nhiều. Trong quá trình này, có thể thêm các chất phụ gia an toàn để giữ màu trắng và ngăn chặn sự lên men chua.
Có 3 yếu tố chính ảnh hưởng đến quá trình ngâm gạo, bao gồm nước, thời gian ngâm và nhiệt độ.
- Nước: Nên sử dụng nước máy để ngâm gạo. Nếu dùng nước giếng, cần phải qua xử lý để tránh hiện tượng bún bị xanh do hàm lượng kim loại nặng cao trong nước giếng.
- Thời gian ngâm: Thời gian ngâm phải hợp lý. Nếu ngâm quá nhanh, gạo sẽ không đủ mềm để nghiền. Ngược lại, nếu ngâm quá lâu, gạo dễ bị chua, ảnh hưởng đến chất lượng bún.
- Nhiệt độ: Vào mùa hè, gạo thường được ngâm qua đêm. Vào mùa đông, thời gian ngâm có thể kéo dài đến 2 ngày hoặc hơn.
Khi có thể bóp nát hạt gạo bằng tay không thì gạo đã đạt độ mềm khi ngâm.
II. Các Công Đoạn Trong Quy Trình Sản Xuất Bún Tươi
- Nghiền Ướt (Xay Gạo)
Sau khi ngâm, hạt gạo sẽ được nghiền thành bột mịn bằng máy xay công nghiệp. Quy trình sản xuất bún tươi này giúp tiết kiệm thời gian và công sức so với cách xay bằng cối đá truyền thống. Dịch bột sau khi xay sẽ được ủ trong 3 giờ để lên men lactic, tạo độ chua nhẹ cần thiết.
Mục đích: giảm kích thước hạt gạo, phá vỡ protein và giải phóng tinh bột.
- Bồng Con (Loại Bỏ Nước Chua)
Sau quá trình lên men, dịch bột sẽ được loại bỏ nước chua để thu hỗn hợp bột đồng nhất cho việc tạo hình sợi bún. Cho hỗn hợp sau khi nghiền vào máy ép ly tâm hoặc máy sấy khô. Thời gian sấy là 1h30p. đến khi thấy khối bột khô dẻo, dùng tay bóp nhẹ sẽ vỡ mịn nhưng vẫn còn độ ẩm.
Mục đích tách nước ra khỏi hỗn hợp sau khi nghiền. Chuyển nguyên liệu từ dạng loãng sang dạng bột ẩm.
- Hồ Hóa Tinh Bột Gạo
Đây là bước quan trọng quyết định sợi bún có đạt độ dẻo, mềm và chất lượng hay không. Bột gạo sau khi bồng con sẽ được cho vào nước sôi, nhưng chỉ sử dụng ½ lượng bột gạo. Tỷ lệ giữa bột gạo và nước sôi phải được cân đối. Hỗn hợp bột gạo cần được khuấy đều tay cho đến khi bột trở nên đặc, dẻo và có màu trong hơn, giống như gel. Quá trình này gọi là hồ hóa tinh bột. Nhiệt độ hồ hóa được quyết định bởi chất amylose và amylopectin trong bột gạo. Quá trình này giúp tinh bột trương nở, tăng thể tích và khối lượng. Tinh bột gạo sẽ phải trải qua quá trình hồ hóa ở nhiệt độ khoảng 67°C – 78°C.
- Trộn Bột
Bột gạo đã hồ hóa sẽ được trộn với phần bột gạo còn lại để tạo thành khối bột đồng nhất. Trong quá trình này, các chất phụ gia sẽ được thêm vào để tạo màu trắng và độ dẻo cho sợi bún. Đảm bảo sử dụng những phụ gia an toàn, được Bộ Y tế cho phép sử dụng như:
- Sản phẩm PHOSPHATE NOODLES: Tạo cấu trúc ổn định cho sản phẩm, tạo dai, hạn chế thấm nước, bong sợi, giảm bị gãy vụn, bết dính, đặc biệt cho gạo nở, gạo hút nước nhiều.
- Sản phẩm WHITE FRESH 9: giúp tăng trắng, cho sợi bún, mì, phở, hủ tiếu,… giữ màu sắc sản phẩm đều màu và ổn định.
- Sản phẩm DA-NDB: Chuyên bảo quản bún, Giúp kéo dài thời gian sử dụng, hạn chế nấm mốc, ổn định bề mặt cho sản phẩm chế biến từ bột như: bún, phở, mì gói, mì sợi, nui, mì trứng, hủ tiếu, miến, bánh tráng,…
>>Xem thêm: Phụ gia làm bún, mì, phở – tăng độ dai – bảo quản – chống đứt gãy
- Tạo Hình Và Làm Chín
Khối bột gạo sẽ được cho vào khuôn bún và ép dưới lực lớn để tạo thành những sợi bún dài, đều nhau. Sợi bún sau khi qua khuôn sẽ rơi vào nồi nước sôi bên dưới, nơi chúng sẽ chín.
III. Hoàn Thiện Sản Phẩm
- Làm Nguội
Sợi bún sau khi nấu chín sẽ được vớt ra và rửa qua nước sạch để làm nguội. Bước này giúp sợi bún dai hơn và ngăn chặn hiện tượng hồ hóa tiếp tục khi gặp nhiệt độ cao. Sau khi làm nguội, sợi bún được để ráo nước và trở thành thành phẩm hoàn chỉnh.
- Đóng Gói Và Bảo Quản
Sợi bún tươi sau khi ráo nước sẽ được đóng gói và bảo quản đúng cách để giữ độ tươi ngon.
IV. Tạm Kết
Quy trình sản xuất bún tươi từ bột gạo tại Đoàn Anh Foodtech không chỉ đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm mà còn giữ được hương vị gốc. Từ việc lựa chọn nguyên liệu đến từng công đoạn sản xuất, mọi yếu tố đều được kiểm soát chặt chẽ để tạo ra những sợi bún hoàn hảo, đáp ứng nhu cầu ẩm thực của người tiêu dùng.Hãy liên hệ với Đoàn Anh Foodtech để biết thêm chi tiết về các sản phẩm và giải pháp công nghệ thực phẩm tiên tiến, giúp nâng cao chất lượng sản phẩm.
Tại sao nên chọn phụ gia làm bún tươi từ Đoàn Anh Foodtech?
Với sứ mệnh “Phụng sự tinh hoa ẩm thực Á Đông”, Đoàn Anh Foodtech cam kết mang đến cho khách hàng những giải pháp toàn diện, hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất bún, mì, phở, hủ tíu,… chất lượng cao:
- Nguyên liệu an toàn: Các loại phụ gia, gia vị, hương liệu đều được nhập khẩu từ các nước uy tín như Mỹ, Đức, Thái Lan, Singapore,…, đạt chứng nhận an toàn thực phẩm.
- Công nghệ hiện đại: Nhà máy sản xuất đạt chứng nhận ISO 22000:2018 & FDA, quy trình sản xuất khép kín, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Hỗ trợ kỹ thuật: Đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm sẵn sàng tư vấn, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ phát triển sản phẩm MIỄN PHÍ, giúp doanh nghiệp tối ưu quy trình sản xuất bún tươi, tiết kiệm chi phí và nâng cao năng suất.
>>> Xem thêm:
- Quy trình sản xuất bún khô
- 5 Loại phụ gia quan trọng trong sản xuất Bún Tươi
- Cách bảo quản bánh canh tươi như mới | Cách bảo quản bột bánh canh
- Khám phá quy trình sản xuất hủ tiếu và Bí mật tạo nên sợi hủ tiếu dai ngon
————————————–
LIÊN HỆ CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐOÀN ANH (Đoàn Anh FoodTech)
✳️ Địa chỉ trụ sở chính: 82 đường N11, Khu đô thị Đông Tăng Long, P. Trường Thạnh, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh
📞 Hotline: 0906.929.377
Xem thêm về Đoàn Anh trên các nền tảng online:
👉 Website: phugiaantoan.com
👉 Youtube: https://www.youtube.com/@Doananhfoodtech
👉 Tiktok: https://www.tiktok.com/@doananhfoodtech
Đoàn Anh hân hạnh được phục vụ quý khách hàng!