Phụ gia tạo màu – hay chất tạo màu là những chất phụ gia được bổ sung vào thực phẩm với mục đích tạo màu sắc hấp dẫn, cải thiện sự hao hụt của màu sắc trong quá trình chế biến, đồng tạo tăng tính đa dạng màu sắc cho thực phẩm. Đối với người tiêu dùng, việc sử dụng chất tạo màu khiến sản phẩm trở nên bắt mắt hơn, kích thích vị giác và nâng cao giá trị cảm quan cho sản phẩm. Các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các loại chất tạo màu thực phẩm và một số lưu ý về loại chất quan trọng này nhé.
Có thể bạn chưa biết, màu sắc của thực phẩm có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố trong quá trình chế biến và bảo quản như nhiệt độ, ánh sáng, độ pH, oxy hóa… Chính vì vậy, việc bổ sung chất tạo màu giúp sản phẩm giữ được màu sắc ổn định, đảm bảo tính thẩm mỹ và kéo dài thời gian bảo quản.
Có hai loại màu thực phẩm phổ biến trong việc chế biến món ăn hàng ngày và ngành thương mại sản xuất thực phẩm. Loại thứ nhất là loại có nguồn gốc tự nhiên. Loại thứ hai bao gồm các chất màu thực phẩm tổng hợp thường được các đơn vị về y tế và an toàn thực phẩm của chính phủ giám sát về tính thích phù hợp của việc sử dụng chúng trong thực phẩm.
1. Chất tạo màu thực phẩm tự nhiên
FDA thông qua rất nhiều loại chất nhuộm màu tự nhiên cho thực phẩm. Nhiều chất trong loại này được cho phép dùng cho tất cả các loại thức ăn. Những chất này bao gồm: nước, đường màu caramen, chất annatto một chất nhuộm màu da cam hơi đỏ làm từ hạt điều màu, bột củ cải đường, chiết xuất yên chi – một chất nhuộm màu đỏ từ con rệp son, beta-carotene – chất màu cam đỏ từ thực vật, bột hạt bông tách béo một phần, nước ép trái cây, nước ép rau củ, dầu ca rốt, ớt bột, riboflavin, nghệ tây, titan dioxit, lycopene trong cà chua, củ nghệ vàng. Những chất màu thực phẩm tự nhiên khác chỉ được phép dùng cho một số mục đích nhất định. Sắt oxit tổng hợp chỉ được dùng trong vỏ xúc xích trong khi đó ferrous gluconate và ferrous lactate chỉ được dùng cho oliu chín.
Việc sử dụng các chất tạo màu có nguồn gốc tự nhiên trong ngành công nghiệp thực phẩm thường vướng phải một số vấn đề nhất định đi kèm với nó. bao gồm: thiếu độ đậm màu nhất quá, kém bền khi tiếp xúc với ánh sáng và nhiệt độ cao, dễ bị ảnh hưởng bởi các thành phần phụ khác bên trong thực phẩm. Ngoài ra, một số loại chất không có khả năng hoà tan trong nước, do đó khi chế biến cần bổ sung thêm chất nhũ hoá để màu có thể phân bố đồng đều nhất.
Màu thực phẩm tự nhiên được xem là lựa chọn tối ưu các “thực phẩm” sạch, an toàn và thân thiện với sức khoẻ người tiêu dùng. Tuy nhiên, đối mặt với những hạn chế về độ bền cũng như hiệu quả sản xuất, các nhà sản xuất, đặc biệt là những doanh nghiệp, cơ sở sản xuất lớn thường không “tin dùng” loại chất tạo màu này. Bên cạnh đó, giá thành của màu tự nhiên thường cao hơn so với chất tạo màu tổng hợp do quy trình chiết xuất phức tạp, đòi hỏi công nghệ cao.
2. Chất tạo màu thực phẩm tổng hợp
Khác với màu thực phẩm tự nhiên, chất tạo màu thực phẩm tổng hợp được tạo ra từ các phản ứng hoá học, dưới sự kiểm soát và đánh giá của con người, từ đó mang đến những ưu điểm vượt trội về độ bền màu, tính ổn định cũng như giá thành sản xuất.
Có 7 chất nhuộm màu thực phầm tổng hợp được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho phép sử dụng trong trong thực phẩm. Đó là Màu Xanh Biển – Brilliant Blue FCF, Indigotne màu chàm/xanh tối, Xanh Lá Xanh Dương Fast Green FCF, Màu Đỏ Allura Red AC, Màu Hồng Erythrosine, Màu Vàng Tartrazine và Màu Cam Sunset Yellow FCF. Các đầu bếp và những nhà sản xuất thực phẩm sẽ phối trộn những màu nhuộm này để tạo nên các màu có sắc thái khác nhau.
Chất tạo màu tổng hợp được sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp thực phẩm bởi vì:
- Độ bền cao: Ít bị biến đổi màu sắc dưới tác động của ánh sáng, nhiệt độ, pH… giúp sản phẩm giữ được màu sắc bắt mắt trong thời gian dài, nâng cao tính thẩm mỹ và kéo dài thời gian bảo quản.
- Tính ổn định: Màu sắc đồng nhất, ít bị ảnh hưởng bởi các thành phần khác trong thực phẩm.
- Giá thành rẻ: Quy trình sản xuất đơn giản, hiệu suất cao, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí.
Tuy nhiên, đi kèm với những ưu điểm đó, màu thực phẩm tổng hợp cũng tiềm ẩn những rủi ro về sức khỏe nếu sử dụng không đúng cách. Một số loại màu tổng hợp có thể gây ra tác dụng phụ như dị ứng, rối loạn tiêu hóa, thậm chí là ung thư nếu tiêu thụ trong thời gian dài và vượt quá liều lượng cho phép. Đặc biệt, những loại màu thực phẩm tổng hợp không rõ nguồn gốc, không được kiểm định chất lượng lại càng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe.
Chính vì vậy, việc lựa chọn nhà cung cấp màu thực phẩm tổng hợp uy tín, đảm bảo chất lượng là yếu tố cực kỳ quan trọng. Doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ nguồn gốc, xuất xứ, chứng nhận an toàn thực phẩm trước khi quyết định sử dụng bất kỳ loại màu thực phẩm tổng hợp nào.
3. Ứng dụng của chất tạo màu trong thực phẩm
Trong ngành công nghiệp thực phẩm hiện đại, màu sắc không chỉ đơn thuần là yếu tố thẩm mỹ, mà nó còn tác động trực tiếp đến sự lựa chọn của người tiêu dùng khi mà đại đa số các sản phẩm hiện nay đều các công dụng và khả năng tương đương nhau. Màu sắc của thực phẩm còn gợi lên cảm xúc, kích thích vị giác, thậm chí còn có thể ảnh hưởng đến nhận thức hương vị của sản phẩm.
3.1. Bánh kẹo
- Kẹo: Màu sắc sặc sỡ của các loại kẹo thường gắn liền với hương vị của trái cây tự nhiên, tạo kích thích cho những người tiêu dùng. Kẹo dẻo với gam màu pastel, màu loang dịu ngọt lại thu hút giới trẻ với màu sắc đẹp mắt, mới lạ. Các chất tạo màu như Tartrazine (vàng), Sunset Yellow (cam), Allura Red (đỏ),.. thường được sử dụng trong sản xuất kẹo.
- Bánh: Màu vàng nâu của bánh quy được tạo nên từ chất tạo màu caramel tự nhiên, mang đến hương vị thơm ngon đặc trưng. Bánh chocolate sử dụng màu nâu caramel tổng hợp để tăng cường độ hấp dẫn và đồng nhất màu sắc. Đối với bánh quy dành cho trẻ em, các chất tạo màu tự nhiên chiết xuất từ rau củ quả như củ dền (đỏ), cà rốt (cam), lá dứa (xanh)… được ưu tiên sử dụng.
- Mứt: Màu đỏ tươi của mứt dâu, màu vàng cam của mứt tắc, hay màu xanh lá của mứt dứa… giúp kích thích vị giác và tăng cường sự hấp dẫn cho sản phẩm. Ngoài các chất tạo màu tự nhiên từ trái cây, một số loại màu tổng hợp cũng được sử dụng để ổn định màu sắc và kéo dài thời gian bảo quản.
3.2. Nước ngọt & Nước giải khát
- Nước ngọt có gas: Với những gam màu đơn sắc nổi bật như đỏ (Sting), xanh lá (Mirinda),… đã trở thành “biểu tượng” của từng thương hiệu với khi nhắc tới nước ngọt có ga tại thị trường Việt Nam.
- Nước ép trái cây: Màu sắc tự nhiên của trái cây giúp sản phẩm trở nên hấp dẫn và lành tính hơn trong mắt người tiêu dùng, gợi cảm giác tươi mát. Tuy nhiên, trong quá trình chế biến và bảo quản, màu sắc của nước ép trái cây thất thoát một lượng tương đối nhiều. Vì vậy, một số cơ sở sản xuất với quy mô lớn thường bổ sung thêm màu thực phẩm để duy trì màu sắc cũng như tăng tính tự nhiên cho sản phẩm.
3.3. Thịt & Cá chế biến
Trong ngành chế biến thịt cá xay quết, việc duy trì màu sắc tự nhiên của sản phẩm là một thách thức lớn. Quá trình ôxy hoá, các biến đổi hoá học trong quá trình chế biến, đặc biệt là giai đoạn gia nhiệt và bảo quản có thể khiến thịt mất đi màu sắc tươi ngon ban đầu. Phụ gia tạo màu thực phẩm, bên cạnh vai trò nâng cao cảm quan của các thực phẩm từ thịt cá còn giúp phần ổn định màu sắc, khắc phục hiện tượng phai màu của thực phẩm.
- Xúc xích: Màu đỏ hồng đặc trưng của xúc xích thường rất dễ bị phai mờ thường rất dễ bị phai mờ do các phản ứng oxy hoá diễn ra trong quá trình bảo quản. Việc bổ sung chất tạo màu cho xúc xích như: Coloren (tạo màu vàng khi chiên nướng), Sunset Yellow (tạo màu cam), Paprika (tạo màu đỏ gấc),… giúp duy trì màu sắc và tạo màu sắc đặc trưng cho xúc xích.
- Jambon thịt nguội: Tương tự như Xúc xích, jambon có màu hồng đặc trưng nhưng nhạt hơn rất nhiều so với xúc xích nên rất dễ bị phai màu, khiến jambon trở nên nhợt nhạt, không được bắt mắt. Một số phụ gia tạo màu có thể được sử dụng trong jambon: Hacomix DA (muối đỏ tạo màu), Tartrazine (tạo màu vàng chanh),…
- Lạp xưởng, pate: Tùy thuộc vào công thức và loại sản phẩm, các nhà sản xuất có thể sử dụng các chất tạo màu cho thực phẩm như Paprika (tạo màu đỏ gấc), muối đỏ DAS (muối giữ màu thịt),…
3.4. Sữa & Các sản phẩm từ sữa
Màu sắc đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên sự hấp dẫn cho các sản phẩm sữa và các chế phẩm từ sữa, từ màu trắng tinh khiết của sữa tươi, màu vàng kem của bơ, cho đến màu sắc đa dạng của sữa chua trái cây và phô mai.
- Sữa chua trái cây: Màu sắc bắt mắt của trái cây thường được bổ sung thêm bằng các chất tạo màu tự nhiên như anthocyanin (chiết xuất từ nho, việt quất, dâu tây…), carotenoid (chiết xuất từ cà rốt, bí đỏ)… để tăng cường sự hấp dẫn và giá trị dinh dưỡng.
- Phô mai: Màu vàng đặc trưng cho một số loại phô mai được tạo nên từ các sắc tố tự nhiên có trong sữa hoặc được bổ sung thêm annatto hoặc beta-carotene (tiền thân của vitamin A).
4. Các lưu ý sử dụng Phụ gia tạo màu thực phẩm:
Về nguyên tắc, Phụ gia tạo màu thực phẩm phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Phụ gia tạo màu sử dụng phải không gây độc hại sau một thời gian sử dụng bằng đường tiêu hóa và không qua đường tiêu hóa ít nhất là hai loài súc vật trong đó có một loài không gặm nhấm, với liều lượng thường thấy trong thức ăn. Sau khi đã quan sát suốt cả một đời con vật còn phải theo dõi ít nhất là hai thế hệ sau của loài đó.
- Chất màu sử dụng không được là nguồn gốc gây ung thư cho người và qua thực nghiệm phải không được gây ung thư cho một loại súc vật nào đó, với bất kỳ liều lượng nào, vào cơ thể bằng bất cứ con đường nào.
- Phẩm màu phải đảm bảo đồng nhất và thuần khiết, không được lẫn với những sản phẩm không cho phép, chứa tối thiểu 60% phẩm màu nguyên chất. Chất phụ gia phải là các chất không độc như đường, tinh bột và không được chứa các độc chất như Crôm, thủy ngân, Cadimi, Urani…
- Điều cần thiết nữa là phải luôn chú ý tới độc tính trường diễn đối với người, do hóa chất tuy được đưa vào hàng ngày với liều lượng thật nhỏ nhưng tích lũy lâu dài trong cơ thể và có thể nguy hại khi đạt tới một nồng độ giới hạn nào đó.
Khi chế biến thực phẩm, tốt nhất là nên sử dụng các phẩm màu tự nhiên. Nếu sử dụng các phẩm màu tổng hợp thì cần biết rõ đó là phẩm màu gì có được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm hay không. Không mua và không sử dụng các loại phẩm màu đóng gói lẻ không có nhãn mác, nguồn gốc không rõ ràng để chế biến thực phẩm. Chế biến thực phẩm với quy mô kinh doanh, chỉ được sử dụng các phẩm màu thực phẩm, sử dụng đúng liều lượng cho phép được quy định trong “Danh mục tiêu chuẩn vệ sinh đối với lương thực, thực phẩm” ban hành kèm theo Quyết định số 867/QĐ – BYT, ngày 4/4/1998 của Bộ Trưởng Bộ Y tế. Khi có sử dụng phẩm màu trong chế biến thực phẩm phải đăng ký và ghi rõ trên nhãn thực phẩm để người tiêu dùng biết.
5. Các chất tạo màu thực phẩm mua ở đâu?
Mua chất tạo màu tại Đoàn Anh Foodtech
Đoàn Anh Foodtech tự hào là đơn vị cung cấp chất tạo màu thực phẩm uy tín, chất lượng, đồng hành cùng doanh nghiệp kiến tạo nên những sản phẩm an toàn, hấp dẫn và đạt chuẩn quốc tế. Chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng sự lựa chọn đa dạng, từ màu thực phẩm tự nhiên đến màu tổng hợp, đáp ứng mọi nhu cầu về màu sắc và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người tiêu dùng.
Tại sao nên chọn mua chất tạo màu thực phẩm tại Đoàn Anh Foodtech?
Đoàn Anh Foodtech tự hào là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực cung cấp phụ gia thực phẩm an toàn, chất lượng tại Việt Nam. Lựa chọn sản phẩm của chúng tôi, quý khách hàng sẽ hoàn toàn an tâm bởi:
- Chất lượng vượt trội: Nguyên liệu nhập khẩu trực tiếp từ các nước uy tín như Đức, Nhật, Mỹ…, đảm bảo nguồn gốc rõ ràng, đạt tiêu chuẩn khắt khe về an toàn thực phẩm.
- Công nghệ hiện đại: Nhà máy sản xuất đạt chứng nhận ISO 22000:2018 & FDA, quy trình sản xuất khép kín, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Sản phẩm đa dạng: Cung cấp đầy đủ các nhóm phụ gia: tạo giòn dai, tạo màu, hương liệu, gia vị, chất nhũ hoá… đáp ứng mọi nhu cầu sản xuất.
- Giá cả cạnh tranh: Mức giá hợp lý, chiết khấu hấp dẫn cho đại lý, nhà phân phối.
- Dịch vụ chuyên nghiệp: Đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm, tận tâm, sẵn sàng hỗ trợ tư vấn, test mẫu, chuyển giao công nghệ, phát triển sản phẩm miễn phí.
Đồng hành cùng Đoàn Anh, quý khách hàng sẽ có được giải pháp toàn diện, nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh doanh.
Dưới đây là các chất tạo màu thực phẩm được nhiều khách hàng lựa chọn tại Đoàn Anh:
Trên đây là bài viết giới thiệu chất phụ gia tạo màu trong thực phẩm, hy vọng sẽ giúp bạn dễ dàng lựa chọn sản phẩm sử dụng trong quá trình sản xuất của mình. Nếu bạn quan tâm và mong muốn được tư vấn, trải nghiệm sản phẩm thì liên hệ ngay đến Đoàn Anh Foodtech nhé!!!
————————————–
LIÊN HỆ CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐOÀN ANH (Đoàn Anh FoodTech)
✳️ Địa chỉ trụ sở chính: 82 đường N11, Khu đô thị Đông Tăng Long, P. Trường Thạnh, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh
📞 Hotline: 0906.929.377
Xem thêm về Đoàn Anh trên các nền tảng online:
👉 Website: phugiaantoan.com
👉 Youtube: https://www.youtube.com/@Doananhfoodtech
👉 Tiktok: https://www.tiktok.com/@doananhfoodtech
Đoàn Anh hân hạnh được phục vụ quý khách hàng!
1 thought on “Chất Tạo Màu Thực Phẩm: Phân Loại, Ứng Dụng & Các Lưu Ý Sử Dụng”
Quan tâm!