Bảo quản thực phẩm là một hoạt động thiết yếu đã được con người thực hiện từ rất lâu đời. Ngay từ xa xưa, muối đã được xem là một trong những phương pháp bảo quản thực phẩm phổ biến và hiệu quả. Mục đích của việc bảo quản chính là kéo dài thời gian sử dụng của thực phẩm, bởi lẽ thực phẩm rất dễ hư hỏng nếu không được bảo quản đúng cách.
Để giữ được độ tươi ngon và giá trị dinh dưỡng, thực phẩm cần được bảo quản cẩn thận bằng nhiều phương pháp khác nhau. Bài viết này sẽ tập trung giới thiệu chi tiết chín phương pháp bảo quản thực phẩm phổ biến và hiệu quả nhất. Việc áp dụng đúng cách những phương pháp này sẽ giúp kéo dài thời hạn sử dụng và duy trì chất lượng tối ưu cho thực phẩm.
1. Cơ chế gây hư hỏng thực phẩm
Hư hỏng thực phẩm là bất kì thay đổi hoá lý nào làm cho thực phẩm còn không thích hợp cho người tiêu dùng. Hiện tượng này là kết quả của quá trình:
- Xâm nhập của vi sinh vật: Một số loài vi sinh vật gây bệnh (Lactobacillus, Samollena,…), nấm men (Saccharomyces) và nấm mốc (Rhizopus) là những sinh vật phổ biến gây hư hỏng thực phẩm. Chúng xâm nhập và phát triển trong thực phẩm, tạo ra các độc tố gây hại và làm biến đổi mùi vị, màu sắc, kết cấu của thực phẩm.
- Phân hủy bởi enzyme nội sinh: Enzyme có sẵn trong thực phẩm (thực vật và động vật) sẽ được giải phóng khi có bất kỳ tổn thương nào trong quá trình thu hoạch hoặc chế biến. Các enzyme này phân hủy tế bào, gây ra những thay đổi về hương vị, mùi, màu sắc và kết cấu, làm giảm chất lượng thực phẩm.
- Thay đổi vật lý và hóa học: Sự tác động từ môi trường bên ngoài như nhiệt độ, ánh sáng, oxy,… cũng có thể gây ra những thay đổi về cấu trúc và thành phần hóa học của thực phẩm, dẫn đến hư hỏng.
Quá trình hư hỏng thực phẩm bắt đầu ngay sau khi thu hoạch hoặc giết mổ. Do đó, việc áp dụng các biện pháp bảo quản kịp thời và đúng cách là vô cùng quan trọng để ngăn chặn sự phát triển của vi sinh vật, ức chế hoạt động của enzyme và hạn chế tác động từ môi trường bên ngoài, giúp kéo dài thời gian sử dụng và đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.
2. Bảo quản thực phẩm là gì ?
Về cơ bản, bảo phản thực phẩm là quá trình xử lý và các thao tác tác động trực tiếp đến thực phẩm để ngăn chặn hoặc làm chậm đáng kể sự hư hỏng. Nhờ vào các phương pháp bảo quản thực phẩm, chúng ta có thể ngăn ngừa các bệnh tiềm ẩn do thực phẩm gây ra, đồng thời duy trì giá trị dinh dưỡng, hương vị và kết cấu,… các đặc tính tự nhiên mong muốn của thực phẩm.
Bảo quản thực phẩm đóng vai trò rất quan trọng trong việc gia tăng thời hạn sử dụng và đảm bảo an toàn thực phẩm. Việc kéo dài thời hạn sử dụng dựa trên việc kiểm soát các enzyme hoặc các phân tử hoá học hoạt động trong thực phẩm, sự sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật gây hư hỏng cho thực phẩm.
3. Tầm quan trọng của việc bảo quản thực phẩm
Bảo quản thực phẩm là tập hợp các phương pháp xử lý và bảo quản nhằm kéo dài thời gian sử dụng của thực phẩm, đồng thời đảm bảo an toàn và chất lượng cho người tiêu dùng. Các phương pháp này có thể được áp dụng tại nhà, trong bếp ăn tập thể hoặc quy mô công nghiệp. Mục tiêu chính của bảo quản thực phẩm là ức chế sự phát triển của vi khuẩn và các tác nhân gây hư hỏng khác, giúp thực phẩm giữ được độ tươi ngon và an toàn khi sử dụng trong tương lai.
Có ba lý do chính cho thấy tầm quan trọng của việc bảo quản thực phẩm:
- Ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh: Thực phẩm để lâu ngày dễ trở thành môi trường lý tưởng cho các vi khuẩn có hại như E. coli, Salmonella và nhiều mầm bệnh khác sinh sôi. Các vi khuẩn này chỉ cần điều kiện ấm áp, ẩm ướt và thời gian là có thể phát triển nhanh chóng, gây ra ngộ độc thực phẩm. Bảo quản thực phẩm đúng cách sẽ giúp kiểm soát các yếu tố này, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.
- Duy trì chất lượng thực phẩm: Theo thời gian, thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên trải qua quá trình phân hủy, dẫn đến hư hỏng. Mặc dù một số trường hợp hư hỏng nhẹ không ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm nhưng lại làm giảm hương vị, kết cấu và hình thức bên ngoài. Bảo quản thực phẩm hiệu quả giúp giữ gìn các đặc tính cảm quan cũng như giá trị dinh dưỡng của thực phẩm.
- Tiết kiệm chi phí: Lãng phí thực phẩm là một vấn đề nghiêm trọng, gây tốn kém cho cả gia đình và xã hội. Mua sắm thực phẩm với số lượng hợp lý là điều cần thiết. Tuy nhiên, việc áp dụng các phương pháp bảo quản an toàn và khoa học sẽ giúp kéo dài thời gian sử dụng của thực phẩm, tránh lãng phí và tiết kiệm chi phí.
Mặc dù một số phương pháp bảo quản thực phẩm có thể khá phức tạp, nhưng kết quả đạt được sẽ khiến bạn hài lòng và tự hào. Hơn nữa, việc tìm hiểu và áp dụng các kỹ thuật bảo quản đòi hỏi sự chính xác và tỉ mỉ, giúp nâng cao nhận thức về an toàn vệ sinh thực phẩm và hình thành thói quen ăn uống lành mạnh.
4. Các phương pháp bảo quản thực phẩm phổ biến
Các phương pháp bảo quản thực phẩm bao gồm từ quy trình làm lạnh đơn giản đến các quy trình phức tạp hơn như đóng hộp, thanh trùng, tiệt trùng,… Tuỳ thuộc vào quy mô cũng như điều kiện để bạn có thể lựa chọn phương pháp bảo quản phù hợp với doanh nghiệp của bạn.
4.1. Làm lạnh
Bảo quản thực phẩm ở điều kiện nhiệt độ thấp là phương pháp đơn giản cũng như tiết kiệm chi phí nhất. Có tác dụng làm chậm sự phát triển của vi sinh vật, từ đó giảm thiểu hư hỏng. Tuỳ thuộc vào loại thực phẩm, nó có thể được bảo quản trong vài ngày đến vài tuần trong tủ lạnh trước khi cấu trúc và mùi vị bị ảnh hưởng.
Để làm lạnh thực phẩm một cách an toàn và tối ưu nhất có thể, bạn cần đảm bảo một số lưu ý sau đây:
- Theo khuyến cáo của các chuyên gia, thời gian lý tưởng nhất để bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh tối đa là 30 ngày, ở nhiệt độ từ 1°C – 4°C. Với những thực phẩm phục vụ cho mục đích thương mại, cần phải được bảo quản ở nhiệt độ dưới 8°C.
- Sử dụng ngăn riêng cho thực phẩm tươi sống, thực phẩm có nguy cơ nhiễm khuẩn cao với các thực phẩm ăn liền để giảm thiểu khả năng lây nhiễm chéo. Hoặc, luôn đặt các thực phẩm ăn liền, thực phẩm đã qua chế biến ở kệ phía trên thực phẩm tươi sống.
- Tránh để tủ lạnh quá tải hoặc đặt thực phẩm trước bộ phận làm mát của tủ lạnh. Đảm bảo có nhiều khoảng trống đủ rộng giữa các loại thực phẩm để khí lạnh được lưu thông và phân bố đồng đều nhất.
- Thực phẩm nên được bọc túi hoặc đặt vào trong hộp đựng riêng trước khi cho vào tủ lạnh. Nếu không, sẽ có một lượng nhỏ kim loại, thành phần khác được chuyển vào thực phẩm, mặc dù không gaay hại cho người tiêu dùng nhưng sẽ khiến thực phẩm có mùi vị khó chịu.
- Sử dụng hệ thống bảo quản thực phẩm FIFO để đảm bảo bạn sử dụng những thực phẩm có thời giạn sử dụng gần nhất, hoặc sử dụng theo ngày trước những thực phẩm khác.
Việc bảo quản thực phẩm bằng phương pháp làm lạnh không thể tiêu diệt và loại bỏ hoàn toàn vi sinh có trong thực phẩm, do đó bạn cần cân nhắc trước khi thực hiện bảo quản thực phẩm của mình để phù hợp với nhu cầu cũng như tính hoá lý của thực phẩm.
4.2. Đóng băng (Đông lạnh)
Phương pháp đông lạnh thực phẩm liên quan đến việc hạ nhiệt độ xuống dưới 0°C, làm đặc cấu trúc tinh thể nước có trong thực phẩm khiến chúng bị đóng băng, Khi chất lỏng bắt đầu đóng băng, các phân tử bắt đầu sắp xếp lại theo một cấu trúc hình học nhất định. Cấu trúc này thường có thể là một lưới tinh thể, trong đó các phân tử được sắp xếp thành các hàng và cột đều đặn. Quá trình sắp xếp này xảy ra do tương tác giữa các phân tử, bao gồm cả tương tác tĩnh điện, tương tác van der Waals và liên kết hidro.
Thực phẩm được bảo quản đúng cách bằng phương pháp làm đông lạnh có thể để được trong nhiều tháng. Trên thực tế, một số loài sinh vật phổ biến (Salmollena, E. coli, S. aureus,…), một số loài nấm mem (Candida), nấm mốc (Penicillium, Rhizopus,…) không thể phát triển khi đông lạnh nên thực phẩm được bảo quản trong tủ đông có thể được bảo quản an toàn trong khoảng thời gian gần như không xác định. Chất lượng thực phẩm sẽ không được đảm bảo toàn vẹn do vẫn có một số phản ứng sinh hoá xảy ra bên trong thực phẩm bởi các enzyme chịu được nhiệt độ thấp, mặc dù không đáng kể nhưng vẫn sẽ giảm chất lượng và cảm quan thực phẩm không được như ban đầu, vì vậy bạn nên sử dụng thực phẩm đông lạnh trong vòng từ 3 – 6 tháng.
Để đông lạnh thực phẩm một cách an toàn, bạn nên:
- Đặt tủ đông ở nhiệt độ từ -18°C đến -22°C.
- Không đông lạnh lại thực phẩm đã rã đông vì điều này sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển và thích nghi được nhiệt độ giữa các lần rã đông.
Lưu ý: Nếu mất điện đột ngột trong quá trình đông lạnh, đừng mở cửa tủ đông, vì có thể làm tăng đáng kể nhiệt độ bên trong tủ, tạo điều kiện lý tưởng cho sự xâm nhập và phát triển của một số vi sinh vật chịu lạnh. Thực phẩm có thể giữ trạng thái đông trong khoảng 24 giờ ngay cả khi tủ lạnh tắt, vì vậy bạn không cần bất kì thao tác nào khác cho đến khi có điện trở lại.
4.3. Đường và Muối
Bảo quản thực phẩm trong môi trường có nhiều đường có thể ngăn chặn sự phát triển của vi sinh vật bằng cách giảm hàm lượng nước trong thực phẩm (môi trường ưu trương). Nó đặc biệt hiệu quả đối với một số sản phẩm từ nguyên liệu trái cây (mứt, thạch). Tương tự như đường, bổ sung muối sẽ tạo môi trường ưu trương, rút nước ra khỏi thực phẩm và ngăn chặn sự phát triển của vi sinh vật. Ở nồng độ cao, muối còn có thể phá huỷ các tế bào vi sinh vật, mặc dù thực phẩm có thể không còn ngon miệng.
Các sản phẩm đường đều có tác dụng bảo quản thực phẩm, bao gồm hạt đường, xi-rô đường hoặc mật ong. Một số công thức làm đường thậm chí còn sử dụng rượu cùng với đường để bảo quản một số loại thực phẩm nhất định. Trong khi cá muối, thịt muối, dưa chua, dưa chuột,… là những thực phẩm phổ biến được bảo quản bằng muối.
4.4. Lên men
Lên men là quá trình phản ứng hoá học trong đó các vi sinh vật biến đổi lượng carbohydrate dự trữ thành rượu hoặc axit hữu cơ (axit lactic) trong điều kiện kị khí (môi trường kín, không có oxi). Thường kết hợp với muối để kiểm soát chọn lọc vi sinh vật và lên men để đảm bảo không gây hỏng thực phẩm.
Khả năng giữ lại chất dinh dưỡng trong các sản phẩm lên men gần như không có sự khác biệt đáng kể nào so với các thực phẩm được bảo quản bằng phương pháp khác.
4.5. Gia nhiệt
Khác với phương pháp bảo quản thực phẩm dựa trên việc hạ nhiệt độ, gia nhiệt là kĩ thuật kéo dài thời gian sử dụng của thực phẩm bằng cách sử dụng nhiệt độ cao để tiêu diệt vi sinh vật, nấm mem, nấm mốc,… và làm bất hoạt enzyme gây biến đổi thực phẩm.
Nhiệt độ cao tác động trực tiếp lên cấu trúc protein của vi sinh vật, làm đứt gãy các liên kết và phá huỷ tế bào. Enzyme, vốn là các protein xúc tác cho quá trình phân hủy thực phẩm, cũng bị vô hiệu hóa ở nhiệt độ cao. Nhờ đó, quá trình phân hủy và hư hỏng thực phẩm được làm chậm đáng kể.
Tùy thuộc vào loại thực phẩm và phương pháp gia nhiệt cụ thể, thời gian bảo quản có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tháng, thậm chí vài năm. Các phương pháp gia nhiệt phổ biến bao gồm:
- Thanh trùng: Là quá trình làm nóng thực phẩm đến một nhiệt độ nhất định (thường dưới 100°C) để tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh trong khi vẫn giữ được hương vị và giá trị dinh dưỡng của thực phẩm. Ngày nay, phương pháp bảo quản này được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp bơ sữa để kiểm soát thực phẩm đủ lâu cho đến khi được tiêu thụ.
- Phương pháp UHT (Ultra-hight temperature): Khử trùng thực phẩm ở nhiệt độ lớn hơn 100°C, thực phẩm được khử trùng trước khi đóng gói. Phương pháp UHT tiêu diệt toàn bộ vi sinh vật và bào từ của chúng, kể cả những vi sinh vật chịu nhiệt có bào tử. Thực phẩm được xử lý bằng phương pháp này có thể để được đến 6 tháng mà không cần bảo quản lạnh.
- Đun sôi: Làm nóng thực phẩm ở nhiệt độ 100°C để tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh bao gồm cả vi khuẩn và nấm. Tuy nhiên phương pháp này có thể làm giảm đáng kể chất dinh dưỡng do một phần vitamin tan trong nước (vitamin C, vitamin nhóm B) bị biến tính.
- Chiên, xào, nướng,..: Gia nhiệt thực phẩm ở nhiệt độ cao từ 150°C trở lên.
4.6. Đóng hộp
Việc bảo quản thực phẩm đóng hộp giúp kéo dài đáng thời hạn sử dụng – nhưng chỉ khi được thực hiện đúng cách. Quá trình đóng hộp là phương pháp bảo quản thực phẩm bằng cách loại bỏ oxy thông qua niêm phong kín khí và chứa thực phẩm trong môi trường axit, nhiều muối hoặc đường sẽ ngăn chặn vi khuẩn phát triển.
Thực phẩm đóng hộp phải được xử lý hợp vệ sinh và có chất lượng tốt. Lọ phải được thiết kế đặc biệt để đóng hộp. Điều này là để đảm bảo rằng chúng sẽ kín khí.
Lưu ý: Cần cẩn thận với phương pháp bảo quản thực phẩm đặc biệt này. Điều này là do vi khuẩn C. botulinum phát triển mạnh trong môi trường kị khí (không có oxy). Trường hợp bảo quản thực phẩm không được kiểm soát nghiêm ngặt, vi khuẩn này có thể bắt đầu phát triển và sản sinh ra độc tố. Những độc tố này có thể dẫn đến ngộ độc thịt, một tình trạng hiếm gặp nhưng đe dọa đến tính mạng.
4.7. Đóng gói chân không
Tương tự như đóng hộp, đóng gói chân không làm mất oxy của vi khuẩn bằng cách tạo ra môi trường không có khí (chân không). Mặc dù thực phẩm có thể không để được lâu như đồ hộp nhưng phương pháp đóng gói chân không vẫn kéo dài thời gian bảo quản lâu hơn nhiều so với việc bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh hoặc trong tủ.
Phương pháp đóng gói chân có thể bảo quản thực phẩm, giữ được chất lượng sản phẩm mà không cần các thành phần khác. Quá trình oxy hoá bị kìm hãm mạnh, tử đó có thể duy trì mùi, màu, vị, cấu trúc của thực phẩm. Khi không có không khí, thực phẩm đóng gói chân không cũng giữ được độ ẩm, đảm bảo chất lượng thực phẩm tối ưu.
Lưu ý: Có thể hút chân không rất nhiều loại thực phẩm nhưng nên tránh phô mai mềm, nấm, bông cải xanh, bắp cải,… Chúng thải ra khí làm túi giãn nở và dẫn đến hư hỏng.
4.8. Sấy khô
Sấy khô là một cách khử nước của thực phẩm. Thực phẩm thô chứa khoảng 80-95% là nước. Nước này có thể được chia thành nước “tự do” và nước “liên kết”. Nước tự do đóng băng, nhưng nước liên kết thì không. Khi sấy đông khô thực phẩm, tất cả nước tự do và một số nước liên kết phải được loại bỏ.
Sấy khô hoạt động bằng cách tạo ra sự chênh lệch áp suất hơi nước giữa thực phẩm và môi trường xung quanh. Khi thực phẩm được làm nóng hoặc tiếp xúc với không khí khô, nước trong thực phẩm sẽ bốc hơi và khuếch tán vào môi trường. Quá trình này tiếp tục cho đến khi độ ẩm trong thực phẩm giảm xuống mức đủ thấp để ngăn chặn sự phát triển của vi sinh vật.
4.9. Chất bảo quản
Chất bảo quản thực phẩm hóa học là những chất, trong những điều kiện nhất định, có thể làm chậm sự phát triển của vi sinh vật hoặc tiêu diệt chúng mà không gây suy giảm chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất và phân phối.
Việc sử dụng chất bảo quản ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt là trong bối cảnh sản xuất và tiêu thụ thực phẩm hiện đại, khi người tiêu dùng mong muốn sản phẩm có thời hạn sử dụng dài hơn và đảm bảo an toàn vệ sinh. Đối với một số loại thực phẩm dễ bị hư hỏng như thịt, hải sản, sữa, phô mai,…, chất bảo quản gần như là yếu tố bắt buộc để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.
Có hai loại chất bảo quản chính:
- Kháng khuẩn: Các chất bảo quản làm thay đổi các yếu tố môi trường, ức chế sự sinh trưởng và phát triển, tác động đến hệ thống protein cấu trúc và các enzyme tham gia vào quá trình trao đổi chất, tiêu diệt các vi sinh vật.
- Chống oxy hoá: Bản chất của chất chống oxy hoá là dễ bị oxy hoá hơn so với các chất béo có trong thực phẩm, sự oxy hoá các hợp chất chống oxy hoá sẽ làm giảm sự oxy hoá của các chât béo trong thực phẩm, giúp thực phẩm không bị biến đổi màu sắc, mùi vị. Ví dụ: axit ascorbic (E300) và axit citric (E330) thường được sử dụng trong salad, trái cây tươi, nước ép trái cây để tránh hiện tượng hóa nâu.
Lợi ích khi sử dụng chất bảo quản:
- Giảm thiểu lãng phí thực phẩm: Hạn chế tình trạng hư hỏng, ôi thiu, giúp bảo quản nguyên liệu, thành phẩm lâu hơn, tiết kiệm chi phí.
- Đảm bảo an toàn thực phẩm: Ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, nấm mốc gây hại, bảo vệ sức khỏe thực khách.
- Duy trì chất lượng món ăn: Giữ được hương vị, màu sắc, độ tươi ngon của thực phẩm, nâng cao trải nghiệm ẩm thực.
- Linh hoạt trong khâu chuẩn bị: Có thể sơ chế, chế biến thực phẩm trước, tiết kiệm thời gian phục vụ khách hàng.
Các yêu cầu cơ bản đối với các chất bảo quản thực phẩm:
- Phải có hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm mốc, nấm mem mamhj và phải có tính chống oxy hoá xảy ra trong bảo quản và chế biến thực phẩm.
- Không gây độc cho người tiêu dùng.
- Không làm thay đổi đáng kể tính chất hoá lý, cảm quan của thực phẩm.
- Không tạo ra những phản ứng phụ, những sản phẩm độc hại trong thực phẩm.
- Các chất bảo quản được sử dụng ở dạng hoà tan.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại chất bảo quản khác nhau. Tuy nhiên, không phải loại nào cũng an toàn cho sức khỏe. Khi lựa chọn chất bảo quản, bạn nên lưu ý chọn mua sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được kiểm định chất lượng an toàn; sử dụng chất bảo quản theo đúng hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất; không sử dụng quá nhiều chất bảo quản vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Các chất bảo quản này mua ở đâu?
Mua chất bảo quản uy tín tại Đoàn Anh Foodtech
Đoàn Anh Foodtech tự hào là nhà cung cấp hàng đầu các loại chất bảo quản an toàn và hiệu quả cho ngành thực phẩm. Chúng tôi cam kết cung cấp sản phẩm chính hãng, chất lượng cao với giá cả cạnh tranh nhất thị trường.
Tại sao nên chọn mua chất bảo quản tại Đoàn Anh Foodtech?
Đoàn Anh Foodtech tự hào là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực cung cấp phụ gia thực phẩm an toàn, chất lượng tại Việt Nam. Lựa chọn sản phẩm của chúng tôi, quý khách hàng sẽ hoàn toàn an tâm bởi:
- Chất lượng vượt trội: Nguyên liệu nhập khẩu trực tiếp từ các nước uy tín như Đức, Nhật, Mỹ…, đảm bảo nguồn gốc rõ ràng, đạt tiêu chuẩn khắt khe về an toàn thực phẩm.
- Công nghệ hiện đại: Nhà máy sản xuất đạt chứng nhận ISO 22000:2018 & FDA, quy trình sản xuất khép kín, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Sản phẩm đa dạng: Cung cấp đầy đủ các nhóm phụ gia: tạo giòn dai, tạo màu, hương liệu, gia vị, chất bảo quản… đáp ứng mọi nhu cầu sản xuất.
- Giá cả cạnh tranh: Mức giá hợp lý, chiết khấu hấp dẫn cho đại lý, nhà phân phối.
- Dịch vụ chuyên nghiệp: Đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm, tận tâm, sẵn sàng hỗ trợ tư vấn, test mẫu, chuyển giao công nghệ, phát triển sản phẩm miễn phí.
Đồng hành cùng Đoàn Anh, quý khách hàng sẽ có được giải pháp toàn diện, nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh doanh.
Dưới đây là các chất bảo quản được nhiều khách hàng lựa chọn tại Đoàn Anh:
- SUPER ANTIFRESH
- ANTIFRESH
- SUPER – ACETATE
- DA_ANTIMIC
- SUPER_ DA
- DA_NDB
- MEATPRO ACTIVE 1 ( LỎNG)
- MEATPRO ACTIVE 2 ( BỘT)
–>> Xem thêm các phụ gia bảo quản khác.
Thông tin chi tiết về cách sử dụng, quý khách hàng vui lòng liên hệ cho chuyên viên tư vấn của Đoàn Anh để được hỗ trợ!
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Địa chỉ (Trụ sở chính): số 82 đường N11, Khu đô thị Đông Tăng Long, Phường Trường Thạnh, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh.
Đường dây nóng: 0906.929.337
Zalo: 0906.929.337
Website : Phugiaantoan.com
Facebook: https://www.facebook.com/doananhfoodtech
Youtube : https://www.youtube.com/@Doananhfoodtech
Tiktok: https://www.tiktok.com/@doananhfoodtech