5/5 - (1 bình chọn)
Sen là loài cây thân thuộc với người dân Việt Nam tuy nhiên không phải ai cũng biết được những tác dụng tuyệt vời và các món ăn ngon mà loại cây này đem lại. Từ củ sen, hạt sen hay ngó sen đều có thể chế biến thành những món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích. Trong bài viết này cùng Đoàn Anh khám phá công dụng của sen và Top 5 món từ củ sen, hạt sen và ngó sen nhé!
1. Đặc điểm của cây sen
Cây sen có tên khoa học là Nelumbo Nucifera Gaertn, thuộc họ Sen (Nelumbonaceae), là một loài cây đặc biệt, mọc dưới nước. Cây sen thuộc loại cây thủy sinh, thân rễ mọc sâu dưới bùn và chiều dài rễ có thể lên tới 3m.
Hoa sen mọc trên cuống dài, có chiều dài khoảng từ 1-1,5m. Đế hoa chứa nhiều hạt, trong hạt có lá mầm và tâm sen. Hạt sen được coi là món ăn rất ngon, bùi, ngọt, thơm và rất mát bổ.

Thành phần của hạt sen, lá sen, ngó sen,…
- Hạt sen: Chứa nhiều tinh bột, đường, trigonelline, protit 16.6%, chất béo 2%, cacbonhydrat 62%, canxi 0.089%, photo 0.285%, sắt 0.0064%.
- Lá sen: có chứa các hoạt chất như anonain, pronuciferin, N-nornuciferin, liriodenin, D.N.methyl coclaurin, coumarin, nuciferin và O.nornuciferin. Ngoài ra, còn chứa rất nhiều ancaloit, vitamin C, axit xitric, axit tactric, axit oxalic, axit succinic.
- Tâm sen: có chứa asparagine và ancaloit (0.06%)
- Ngó sen: có chứa asparagin 2% acginin, trigonelline, tyrosine, ete photphoric, glucoza, vitamin C.
- Gương sen: có chứa protit 4.9%, cacbonhydrat 9% carotin 0.00002%, nuclein 0.00009%, vitamin C 0.017%.
- Nhị sen: Có chứa tanin và một cố hoạt chất khác.
2. Công dụng từ sen
- Giúp thoải mái tinh thần, bảo vệ cho hệ tim mạch và bổ máu: Vitamin B và natri kali có chứa trong củ sen, lá sen, tâm sen giúp kiểm soát sự tiết mồ hôi của cơ thể, điều hòa nhịp tim và ổn định huyết áp. Ngoài ra, còn có tác dụng xoa dịu các triệu chứng căng thẳng, đau đầu, suy nhược thần kinh và giúp tạo cảm giác vui vẻ. Trong củ sen chứa nhiều sắt và đồng, giúp cơ thể sản xuất tế bào hồng cầu, ngăn chặn các triệu chứng thiếu máu, tăng cường sức sống và lưu lượng máu trong cơ thể.
- Giúp ngăn ngừa táo bón: Các phần của cây sen như củ sen, lá sen và tâm sen đều chứa Cellulose – một loại chất xơ không hòa tan có nhiều tác dụng hữu ích cho sức khỏe ruột. Chất xơ này có khả năng làm sạch ruột, ngăn ngừa táo bón, kích thích hoạt động ruột và làm mềm phân. Bên cạnh đó, củ sen còn chứa nhiều vitamin C, vitamin nhóm B, chất xơ, khoáng chất và chất điện giải. Những thành phần này giúp giảm tình trạng táo bón, cải thiện tiêu hóa và tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất cho cơ thể.

- Cây sen giúp giải độc gan, chữa xuất huyết: Trong củ sen, lá sen, tâm sen có chứa tanin, có tác dụng cải thiện các bệnh lý về gan như bệnh phì đại gan và gan nhiễm mỡ, giúp thanh nhiệt và giải độc gan, hỗ trợ gan mạnh khỏe hoạt động tốt. Đặc biệt, trong củ sen chứa nhiều tinh bột, protein, aspartic, vitamin C,… có tác dụng làm giảm các triệu chứng xuất huyết đường tiêu hóa, xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng, cầm máu.
- Tác dụng điều trị mất ngủ: Trong củ sen, lá sen, tâm sen có chứa nhiều khoáng chất như kẽm, mangan, magie, sắt, đồng có tác dụng hiệu quả điều trị khó ngủ, mất ngủ ở người cao tuổi, người suy nhược, trầm cảm và làm việc căng thẳng.
- Giúp hỗ trợ giảm cân hiệu quả: Cây sen có chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ, không chứa nhiều calo có tác dụng điều hòa nhu động ruột rất tốt, hỗ trợ hệ tiêu hóa, ức chế cảm giác thèm ăn và phòng chống bệnh béo phì. Vì vậy, các món ăn chế biến từ sen phù hợp với người đang giảm cân.
Lưu ý khi sử dụng sen:
Tuy có các tác dụng tốt đối với sức khỏe con người, tuy nhiên khi sử dụng không đúng liều lượng và đối tượng thì cây sen cũng gây những tiêu cực không đáng có với sức khỏe.
- Tác dụng phụ khi sử dụng quá nhiều cây sen: Hạt sen, củ sen, tâm sen hay lá sen khi ăn quá nhiều có thể gây một số vấn đề như táo bón, đầy bụng, khó tiêu vì chứa nhiều chất dinh dưỡng. Việc sử dụng quá nhiều hạt sen có thể gây mệt mỏi, rối loạn nhịp tim, suy giảm trí nhớ. Vì vậy, không nên ăn quá 2g hạt sen/ngày và không dùng liên tục trong 1 tuần.
- Không sử dụng lá sen cho phụ nữ có thai và cho con bú.
- Không sử dụng lá sen khi phụ trong thời kỳ hành kinh .
- Những người mắc chứng bệnh tim mạch không nên sử dụng tâm sen.
- Những đối tượng nam giới yếu sinh lý không nên sử dụng tâm sen.
3. Top 5 món từ củ sen, hạt sen, ngó sen

Chè hạt sen
- Nguyên liệu: Bột hạnh nhân đã rang thơm, sữa tươi, nước cốt dừa, hạt sen khô hoặc hạt sen tươi, đường.
- Cách thực hiện: Rửa sạch hạt sen sau đó đem ngâm nước cho nở ra. Đem đun mềm hạt sen và cho đường vào cho hợp khẩu vị. Làm ấm sữa và cho bột hạnh nhân cùng sữa vào nồi hạt sen rồi hòa tan, cho thêm cốt dừa là hoàn thành món chè hạt sen thơm ngon. Có thể để ngăn mát tủ lạnh hoặc ăn kèm với đá để ngon hơn.
Ngó sen xào tôm:
- Nguyên liệu: Ngó sen, tôm sú, hành lá, mùi tàu. Gia vị: Muối, đường, hạt nêm
- Cách thực hiện: Ngó Sen cắt thành khúc vừa ăn, rửa sạch ngâm với nước cho thêm tí chanh để ngó Sen được trắng. Tôm bóc vỏ và xẻ dọc sống lưng bỏ hết chỉ đen. Tỏi băm phi thơm và cho tôm vào xào trên lửa lớn, khi tôm đã săn lại cho ngó sen vào xào chín tới và nêm gia vị vừa ăn. Sau đó bày ra đĩa.
Xôi lá sen
- Nguyên liệu: Nếp, lá sen, thịt băm nhuyễn, tôm, thịt gà, lạp xưởng, xá xíu, hành tây, tỏi, dầu ăn, hành lá, nước tương, tiêu, nửa muỗng bột năng, gia vị đi kèm (muối, đường, hạt nêm,…)
- Cách làm: Nếp được vo sạch và nấu chín. Thịt rửa sạch và băm nhuyễn, tôm luộc chín, thịt gà rửa sạch và thái hạt lựu, lạp xưởng, xá xíu, hành tây cũng đem đi thái hạt lựu, tỏi băm nhuyễn và hòa muỗng bột năng với nước. Đem tỏi đi phi thơm và cho các nguyên liệu đã sơ chế vào xào cùng nhau, nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn, cho chỗ bột năng, hành lá vào trộn đều tạo thành nhân cho món xôi lá sen. Tiếp theo đó, lấy một lượng nếp vừa đủ vo thành viên tròn, dùng tay ép dẹp nếp và cho nhân bánh vào giữa, vo tròn và dùng lá sen gói kín lại. Xôi đã gói đem đi hấp trong 20 phút là hoàn thành món xôi lá sen ngon tuyệt.
Canh củ sen hầm giò heo
- Nguyên liệu: Củ sen, cà rốt, hạt sen đã bóc vỏ, táo khô, giò heo, hành ngò, tiêu và gia vị đi kèm (đường, muối, hạt nêm,…)
- Cách làm: Củ sen lột bỏ vỏ, rửa sạch, đem cắt khoanh và đem ngâm với nước có pha thêm chanh để giữ màu trắng. Cà rốt cũng đem cắt khoanh. Hạt sen rửa sạch luộc mềm, táo rửa sạch, giò heo làm sách cắt miếng vừa ăn. Giò heo được hầm sơ, sau đó cho củ sen, cà rốt vào hầm chung. Đợi cho nguyên liệu chín hẳn thì nêm thêm gia vị cho vừa ăn, trưng bày ra và thưởng thức món ăn.
Nộm ngó sen tai heo
- Nguyên liệu: Ngó sen tươi, Cà rốt, Dưa chuột, Tai heo. Lạc rang, rau kinh giới, rau mùi. Nước mắm, đường, dấm hoặc chanh tươi.
- Cách thực hiện: Tai heo rửa sạch và cho nồi nước luộc chín cùng một thìa gia vị. Khi tai heo nguội thái thành miếng dài mỏng vừa ăn.
Sen là loại cây thân thuộc với người dân Việt Nam và có nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên cần chú ý sử dụng đúng liều lượng để tránh gặp phải những tác dụng phụ không đáng có. Trên đây là bài viết giúp bạn hiểu rõ hơn công dụng của sen và các món từ củ sen, lá sen hay ngó sen. Đoàn Anh hy vọng sẽ cung cấp đầy đủ thông tin mà bạn cần.
>> Các bài viết liên quan:
- Sự kiện ưu đãi tháng 7
- Quy trình sản xuất Chả Lụa Chay chất lượng an toàn thơm ngon
- Lợi ích ăn chay và lưu ý dành cho người ăn chay
- Đơn vị uy tín cung cấp phụ gia làm giò chả an toàn chất lượng thơm ngon
- Phụ gia bảo quản chả lụa an toàn tự nhiên
- Hương vị chả lụa thơm ngon tự nhiên
- Phụ gia tạo giòn dai cho chả lụa
- Đoàn Anh Foodtech được vinh danh là một trong những thương hiệu dẫn đầu Việt Nam